Giá cả chắc chắn là vấn đề luôn được mọi người quan tâm khi muốn đầu tư mua máy. Sau đây Siêu Việt sẽ cung cấp bảng giá máy đầm cóc chính hãng 2023 được cập nhật mới nhất để mọi người dễ dàng hơn trong việc cân đối, đầu tư mua máy.
Bảng giá máy đầm cóc chạy xăng
Mã máy
Giá bán (VNĐ)
Máy đầm cóc Hitachi ZV75R
40.000.000đ - 42.000.000đ
Máy đầm cóc Mikasa MT77HR
37.000.000đ - 39.000.000đ
Máy đầm cóc Mikasa MT66HRL
36.000.000đ - 38.000.000đ
Máy đầm cóc Mikasa MT55H
34.000.000đ - 36.000.000đ
Máy đầm cóc Honda GX160
14.000.000đ - 16.000.000đ
Máy đầm cóc cũ Nhật Bản 57Kg
15.000.000đ - 17.000.000đ
Máy đầm cóc cũ Nhật Bản 72Kg
24.000.000đ - 26.000.000đ
Máy đầm cóc cũ Nhật Bản 77Kg
27.000.000đ - 29.000.000đ
Bảng giá máy đầm cóc chạy điện
Mã máy
Giá bán (VNĐ)
Máy đầm cóc chạy điện HCD100
7.000.000đ - 8.000.000đ
Máy đầm cóc điện HCD110
14.000.000đ - 15.000.000đ
Máy đầm cóc chạy điện 3KW
5.000.000đ - 6.000.000đ
Máy Đầm Cóc Chạy Điện 220V HCD80
5.000.000đ - 5.500.000đ
Đầm cóc chạy điện Rakuda RM80E
6.000.000đ - 7.000.000đ
Đầm cóc chạy điện HCD90
11.000.000đ - 12.000.000đ
Máy đầm cóc là gì?
Máy đầm cóc ( Tên tiếng Anh: “Toad compactor” hay “Tamping rammer” ) là một trong những loại máy đầm nền được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, phục vụ cho công việc gia cố nền, móng công trình. Với sự hỗ trợ của máy công việc thi công nền đất, đá, sỏi, cát,....sẽ được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, vì thế máy ngày càng được các đơn vị xây dựng đầu tư đưa vào sử dụng nhiều hơn.
Nhờ có công suất lớn, và khả năng đầm mạnh mẽ với tốc độ cao nên máy đầm cóc có thể đầm chặt nền móng công trình trong thời gian nhanh chóng. Giúp nền móng công trình trở chắc chắn và không bị lún sụt trong quá trình thi công, cũng như quá trình sử dụng say này.
Máy đầm cóc
Video hoạt động của máy đầm cóc
Cấu tạo của máy đầm cóc
Cấu tạo của máy đầm cóc bao gồm các bộ phận có thể nhìn thấy từ bên ngoài và các bộ phận nằm bên trong máy.
- Các bộ phận bên ngoài bao gồm: Chân đế, bàn đầm, ủng, bình xăng, động cơ, tay cầm điều khiển, tay ga, lọc gió, cần kéo khởi động,....
- Các bộ phận bên trong máy bao gồm: Tay biên, côn, cao su giảm chấn, bánh răng, trục cam, séc măng,.....
Cấu tạo máy đầm cóc
Nguyên lý hoạt động máy đầm cóc
Về nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc chúng ta có thể hình dung toàn bộ quá trình một cách đơn giản theo thứ tự sau.
- Động cơ khởi động và hoạt động >> Tạo ra lực truyền đến bánh răng >> Từ đó bánh răng bắt đầu quay >> Kéo theo hoạt động của tay biên >> Tay biên hoạt động lên xuống tác động vào chân đế >> Trong chân đầm có lò xo nên khi nhận được tác động từ tay biên sẽ tạo ra động năng >> Từ đó bàn đầm bắt đầu nhảy tạo ra lực đầm nén lên nền đất.
- Trong quá trình hoạt động bàn đầm và chân đầm sẽ nhảy liên tục để tạo ra lực đầm, cũng vì cách hoạt động này mà thiết bị được đặt tên là đầm cóc. Diễn giải bằng ngôn từ có vẻ hơi dài nhưng chỉ cần nhìn hình bên dưới là bạn có thể hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị này cực kỳ đơn giản.
Nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc
Các loại máy đầm cóc
Về nguyên lý hoạt động và kết cấu thì các loại máy đầm cóc hoàn toàn giống nhau, sử khác biệt giữa các loại chỉ nằm ở động cơ xăng hay động cơ điện.
- Máy đầm cóc động cơ xăng: Thường được trang bị động cơ Honda GX, sử dụng nhiên liệu xăng, khởi động bằng cách kéo cần khởi động. Dòng máy này có ưu điểm là khả năng vận hành mạnh mẽ, có thể hoạt động ở bất cứ đâu và không phụ thuộc vào nguồn điện. Nhược điểm của nó là việc bảo trì, sửa chữa động cơ máy nổ khá phức tạp.
Máy đầm cóc chạy xăng
- Máy đầm cóc động cơ điện: Được trang bị động cơ là mô tơ 1 phase hoặc 3 phase, bạn chỉ cần cắm điện vào và bật công tắc là máy bắt đầu hoạt động. Ưu điểm của dòng máy này là vận hành cực kỳ êm ái, ít hư hỏng và rất dễ để bảo hành sửa chữa. Nhược điểm của nó là phải phục thuộc vào nguồn điện tại công trình và thường bị vướng trong quá trình sử dụng do dây điện nguồn vào máy.
Máy đầm cóc điện
- Máy đầm cóc động cơ diesel: Được trang bị động cơ đầu nổ sử dụng dầu diesel, dòng máy này giống hệt như máy động cơ xăng, chỉ khác ở nhiên liệu sử dụng cho động cơ.
Những hãng máy đầm cóc tốt nhất hiện nay
Với sự phổ biến của mình hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy đầm cóc với chất lượng khác nhau, vô hình chung là khó khăn cho người mua trong việc lựa chọn được loại máy chất lượng. Sau đây Siêu Việt sẽ giới thiệu đến mọi người 5 hãng máy đầm cóc chất lượng cao, đáng để đầu tư cho công trình.
Máy đầm cóc Honda
Máy đầm cóc Mikasa
Mikasa là hãng máy nổi tiếng của Nhật Bản với các dòng sản phẩm máy đầm nền đa dạng. Máy đầm cóc Mikasa đang dạng công suất từ 57Kg - 90Kg với các tính năng hiện đại và độ bền cao, đây là hãng máy được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Máy đầm cóc Honda
Máy đầm cóc sử dụng động cơ Honda hay còn được gọi là máy đầm cóc Honda cũng cực kỳ chất lượng và được sử dụng nhiều. Độ bền của dòng máy này phụ thuộc vào hệ thống khung máy mà nhà cung cấp sử dụng, vì độ bền của các động cơ Honda là rất cao.
Máy đầm cóc Tacom
Máy đầm cóc Tacom từ Nhật Bản một thương hiệu có tuổi đời lâu và uy tin cao và chắc hẳn các bác thợ xây dựng cũng không còn xa lạ với hãng máy này. Máy đầm cóc của hãng có công suất hoạt động lớn, dễ vận hành và độ bền cực kỳ cao.
Máy đầm cóc Hitachi
Hãng sản xuất Hitachi Nhật Bản cho ra đời những dòng máy đầm cóc có công suất lớn. Máy của hãng thường sử dụng động cơ xăng Robin giúp cho máy có độ bền cực kỳ cao, vận hành ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Máy đầm cóc Meiwa
Cuối cùng là Meiwa cũng là một thương hiệu từ Nhật Bản, các dòng máy đầm cóc Meiwa cũng rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều đơn vị tin tưởng sử dụng.
Máy đầm cóc phụ vụ thi công nền móng
Các bước sử dụng máy đầm cóc
- Bước 1: Đổ nhiên liệu xăng (Diesel) và động cơ hoặc đấu điện vào động cơ đối với máy chạy điện. -Bước 2: Khởi động động cơ bằng cách kéo cần khởi động ở động cơ xăng (Diesel) hoặc bật công tăng khởi động máy ở động cơ điện. - Bước 3: Điều chỉnh công suất hoạt động của máy cho phù hợp với nền móng cần gia cố bằng cách điều chỉnh cần ga trên máy xăng (Diesel). Trên máy điện chỉ có một mức đầm cố định nên không có bước này. - Bước 4: Điều khiển máy đầm di chuyển ở các khu vực cần đầm, cho đến khi nền đạt được độ cứng mong muốn. - Bước 5: Tắt máy khi kết thúc quá trình đầm nền, bằng cách tắt động cơ trên máy. Đối với máy xăng (Diesel) cần thao tác hạ ga về mức thấp nhất trước khi tắt động cơ.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy đầm cóc và cách xử lý
Lỗi Máy Đầm Cóc Không Khởi Động Được
Nguyên nhân: - Máy chạy xăng hoặc dầu diesel: Dùng sai nguyên liệu cấp vào máy, Bugi bị lỗi, cần kéo khởi động bị lỗi, van nhiên liệu chưa mở. - Máy chạy điện: Điện nguồn vào có vấn đề, công tắc On/Off bị lỗi.
Cách khắc phục: - Đối với máy xăng hoặc dầu diesel bạn thao tác theo trình tự sau:
+ Kiểm tra lại đã cấp đúng loại nhiên liệu cho máy hay chưa, tiến hành xả hết nhiên liệu cũ, vệ sinh sạch bình nhiên liệu và thay thế nhiên liệu khác nếu bạn lỡ cấp sai.
+ Vệ sinh Bugi đây là thiết bị đánh lửa nếu nó bị hỏng hoặc lỗi động cơ sẽ không khởi động được. Bugi thường bị lỗi do dính nước hoặc bụi trong quá trình vận hành.
+ Khi thao tác kéo cần khởi động nếu thấy quá lỏng hoặc quá chặt so với bình thường, thì bộ phận này đã lỗi cần kiểm tra sửa chữa.
+ Kiểm tra van nhiên liệu nếu nó đang ở vị trí Off thì chuyển sang On máy mới khởi động được, đây là lỗi khá nhỏ tuy nhiên chúng ta thường bị quên khi vận hành máy.
- Đối với máy điện bạn thao tác theo trình tự sau:
+ Dùng các thiết bị kiểm chuyên dụng để kiểm tra nguồn điện vào, đảm bảo có nguồn điện vào động cơ và nguồn điện đó phải ổn định. Thực hiện đấu nối, khắc phục nếu điện nguồn vào bị lỗi.
+ Kiểm tra công tắc On/Off xem có bị hỏng không, vì công tắc hỏng nguồn điện sẽ không vào động cơ được.
Lỗi Máy Đang Hoạt Động Tự Nhiên Dừng Lại
Nguyên nhân: Hết nhiên liệu hoặc mất điện, công tắc On/Off chuyển sang Off.
Cách khắc phục:
+ Kiểm tra xem nhiên liệu xăng dầu trong máy đã cạn hay chưa, nếu đã cạn hoặc còn quá ít sẽ làm máy ngừng hoạt động, cần cấp thêm và khởi động lại.
+ Đối với máy điện kiểm tra xem nguồn điện có còn hay không, thường xảy ra trường hợp mất điện hoặc sút mối dây trong quá trình vận hành. Kiểm tra, đấu nối để khắc phục vấn đề sau đó khởi động lại máy.
+ Kiểm tra công tắc On/Off có chuyển qua chế độ Off hay không, vì trong quá trình vận hành thường xảy ra các trường hợp sơ ý và tác động vào công tắc nhưng không hay biết. Chuyển công tắc sang chế độ On để máy có thể hoạt động trở lại.
Động Cơ Máy Đang Hoạt Động Nhưng Máy Không Đầm
Nguyên nhân: Một trong số các bộ phận trong hệ thống truyền động của máy bị hỏng bao gồm bánh răng và tay biên.
Cách khắc phục: Cần tháo máy ra để kiểm tra sửa chữa các bộ phận truyền động bên trong, nếu bạn chưa có kinh nghiệm sửa chữa máy, nên nhờ các đơn vị sửa chữa máy trong trường hợp này.
Máy đầm cóc luôn có sẵn hàng tại Siêu Việt
Đơn vị bán máy đầm cóc chất lượng, giá tốt
Máy xây dựng tự động Siêu Việt đơn vị bán máy đầm cóc uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường. Chúng tôi bán máy đầm cóc chạy xăng, chạy điện chính hãng có chất lượng cao từ Nhật Bản với giá cả hợp lý.
Tại Siêu Việt luôn có sẵn đầm cóc với đa dạng công suất từ nhỏ đến lớn để bạn lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng tận công trình trên toàn quốc, kèm theo chính sách bảo hành 1 đổi 1, hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt quá trình sử dụng, cung cấp đầy đủ phụ tùng thay thế cho máy, nhận sửa chữa đại tu máy hư hỏng.
Cảm ơn Quý Khách đã quan tâm đến sản phẩm tại Siêu Việt. Bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua máy đầm cóc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0335 39 8888 để được hỗ trợ nhanh nhất.